Đông trùng hạ thảo là cái gì mà lại được nhiều người “săn tìm” ? Thực tế, đông trùng hạ thảo không chỉ khác biệt trong nguồn gốc, mà còn rất đặc biệt trong những công dụng quý mà nó mang lại. Khi sử dụng đúng cách thì đông trùng hạ thảo sẽ phát huy những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe con người. Thế nhưng, không nhiều người hiểu về đông trùng hạ thảo. Dưới đây là một bài viết chi tiết giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn về đông trùng hạ thảo.
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý và đặc biệt. Sở dĩ chúng quý là bởi chúng được xem như là “con lai” giữa động vật và thực vật. Thực chất, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
Vào mùa đông ẩm ướt, nấm bắt đầu ký sinh lên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng từ bên trong, dần dần làm sâu non bị chết. Lúc này, trông bề ngoài chúng giống như những con côn trùng (động vật). Nhưng đến mùa hè, khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, nấm mọc ra khỏi sâu thành ngọn cỏ (thực vật/ thảo mộc), vươn lên khỏi mặt đất và phát tán các bào tử.
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 – 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan và đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng như một loại dược liệu quý.
Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý hiếm được sử dụng cho các loại thuốc cường dương được biệt là thuốc cường dương welgra 100.
1.1. Tên gọi
Đông trùng hạ thảo có tên tiếng anh khoa học: Ophiocordyceps sinensis G.H.Sung, J.M.Sung, Hywel-Jones & Spatafora (2007)
Tên tiếng Trung: 冬虫夏草
1.2. Mô tả
- Cách nhận biết ngoài tự nhiên: Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh.
- Hình dáng cây đông trùng hạ thảo: Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần “lá” được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 – 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.
- Mùi vị của đông trùng hạ thảo: Khi đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sậm hoặc màu cà phê tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi tanh như mùi cá biển, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.
1.3. Thành phần hóa học của đông trùng hạ thảo
Theo các nghiên cứu từ các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo ngày càng nhiều hoạt chất quý được phát hiện. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phiải kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine.
Đáng chú ý hơn là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)
1.4. Phân loại đông trùng hạ thảo
Nguồn gốc
- Tự nhiên: Đông trùng hạ thảo tại vùng cao nguyên Tây Tạng là một trong những dòng sản phẩm giá trị, quý hiếm và chất lượng nhất. Trung bình 1kg đông trùng hạ thảo Tây Tạng dạng khô có giá từ 1.2 – 2 tỷ đồng, còn ở dạng tươi giá đông trùng hạ thảo Tây Tạng thường trên 2 tỷ đồng (cập nhật đến tháng 03/2021).
- Nuôi trùng: Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… đều thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ. Giá của đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo này chênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào nguồn gốc cũng như cơ chế nuôi cấy, thường khoảng 1.000.000 – 3.000.000 đồng/ kg tươi và 35.000.000 – 45.000.000 đồng/ kg khô (cập nhật đến tháng 03/2021).
Trạng thái
- Dạng tươi (nguyên con): Là đông trùng hạ thảo tươi, bảo toàn hình dạng tự nhiên kí sinh trên vật chủ, mới được khai thác trong vòng 1 tháng trở lại, hàm lượng dinh dưỡng và hoạt tính sinh học được giữ tối đa. Tuy nhiên, dạng nguyên con cần được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C.
- Dạng khô: Hơi nước trong đông trùng hạ thảo tươi sẽ được bay hơi thông qua phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh, sao cho độ ẩm cuối còn lại là 5%. Việc sấy khô giúp đông trùng hạ thảo có thể vận chuyển đi nhiều nơi, giữ được lâu và sử dụng thuận tiện hơn.
Theo chế phẩm
- Dạng nước: Đây là loại sản phẩm đông trùng hạ thảo đã qua chế biến, được đóng thành từng chai hoặc gói nhỏ dưới dạng nước hay dung dịch nên rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng. Giá cập nhật đến tháng 03/2021 khoảng 70.000 – 200.000 đồng/ 10 chai (100ml/ chai).
- Dạng viên nang: Là loại được chế biến và tổng hợp thành từng viên nhộng. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 – 2 viên. Tuỳ vào nơi sản xuất, cách chế biến và khối lượng hộp mà giá cả khác nhau, trung bình 1.000.000 – 1.500.000 đồng/ hộp 100 viên (sản xuất tại Việt Nam, cập nhật đến tháng 03/2021).
- Dạng bột: Là đông dùng hạ thảo khô được đem đi xay mịn thành bột. Giá dao động từ 150.000 – 500.000 đồng/ 100gr bột (cập nhật đến tháng 03/2021).
2. Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đi một vòng dài để tìm hiểu về khái niệm đông trùng hạ thảo và các loại cũng mệt rồi. Vậy vô vấn đề chính luôn là công dụng của đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo có 8 tác dụng cơ bản như:
2.1. Đông trùng hạ thảo có tác dụng nâng cao sức khỏe
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tác động của nấm đông trùng hạ thảo trong các hoạt động thể chất. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại thảo dược này có khả năng cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong các tế bào sống. Hơn nữa, nó còn cải thiện khả năng chịu đựng khi bạn tập thể dục ở cường độ cao.
2.2. Đông trùng hạ thảo có tác dụng giảm mệt mỏi
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Kéo dài thời gian bơi của chuột
- Giảm nồng độ axit lactic huyết thanh, nitơ urê, creatine kinase, aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase và malondialdehyd
- Tăng hàm lượng glycogen ở gan và cơ
- Tăng nồng độ superoxide effutase huyết thanh, glutathione per-oxyase và catalase.
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở người để tìm hiểu về công dụng của đông trùng hạ thảo. Kết quả cho thấy, sau khi dùng dược liệu này trong 6 tuần tiên tục, chỉ số VO2max ở tình nguyện viên tăng đáng kể. VO2max là tốc độ tối đa mà ở đó, các cơ, phổi và tim có thể sử dụng oxy một cách hiệu quả trong các hoạt động thể chất. Đây cũng là đơn vị được sử dụng để đo công suất hiếu khí cá nhân của một người.
2.3. Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống lão hóa
Theo y học cổ truyền, tác dụng của đông trùng hạ thảo với phụ nữ là khả năng chống lão hóa mạnh mẽ. Lý luận này cũng được các nhà khoa học hiện đại chứng minh và công nhận. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy những con chuột được nuôi dưỡng bằng loại dược liệu này sống lâu hơn nhiều tháng so với những con chuột dùng giả dược.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác (cũng tiến hành trên chuột) chứng minh đông trùng hạ thảo có thể cải thiện chức năng não và hoạt động của các enzyme chống oxy hóa. Hơn nữa, nó cũng cải thiện chức năng tình dục của những con chuột bị thiến.
Khi tiến hành thử nghiệm ở ruồi giấm, sản phẩm có thành phần đông trùng hạ thảo cũng kéo dài tuổi thọ của loài vật này.
Ngày nay, con người tận dụng tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo để bổ sung hoặc bào chế ra các sản phẩm bồi bổ khí huyết, kéo dài tuổi thanh xuân cho phụ nữ.
2.4. Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Chất chống oxy hóa là các phân tử bảo vệ tế bào khỏi các tác động có hại bằng cách trung hóa gốc tự do thúc đẩy lão hóa. Thành phần của đông trùng hạ thảo chứa nhiều phân tử có khả năng này. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đã hệ thống được các đặc tính dược lý chống oxy hóa của loại dược liệu này.
Theo đó, chức năng miễn dịch của cơ thể cũng tăng đáng kể khi đông trùng hạ thảo loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
2.5. Đông trùng hạ thảo là nguyên liệu chính làm thuốc cường dương Welgra 100
Thuốc cường dương welgra 100 Giá khuyến mãi chỉ 200.000đ/hộp
Đây chính là một loại dược liệu tốt nhất dành cho việc sản xuất các loại thuốc cường dương, trị yếu sinh lý cho nam giới. Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc dùng các sản phẩm có đông trùng hạ thảo trong 40 ngày liên tục có thể cải thiện ham muốn tình dục ở những người có ham muốn thấp.
Ở vấn đề chức năng não, khi tiến hành kiểm tra tác động của dược liệu trên chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy dược liệu này có tác động trực tiếp đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ của chuột. Cụ thể, nó giúp giảm số lượng hành vi bị lỗi (so với tiêu chuẩn của nghiên cứu) ở những con chuột sống lâu năm.
Với những con chuột bị thiến, đông trùng hạ thảo cũng đẩy nhanh tốc độ cương dương vật và kéo dài thời gian xuất tinh.
Với những bằng chứng này, công dụng của đông trùng hạ thảo giống như thuốc cường dương, tăng cường sinh lực tự nhiên của nam giới.
2.6. Đông trùng hạ thảo có tác dụng phòng chống các yếu tố gây ung thư
Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã tiến hành để kiểm tra khả năng chống ung thư và tác động đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của đông trùng hạ thảo.
Theo đó, chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có khả năng chống ung thư bằng nhiều cơ chế khác nhau như điều chỉnh hệ miễn dịch hoặc tạo ra chất khiến tế bào ung thư tự chết đi.
Các thử nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng chiết xuất từ loại dược liệu này có tác dụng chống ung thư hạch bạch huyết, ung thư phổi. Trong khi đó, nghiên cứu ở người chứng minh rằng tùy vào liều dùng, nó có thể ức chế tế bào ung thư vú, ung thư gan hoặc bệnh bạch cầu.
2.7. Đông trùng hạ thảo có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hoặc đề kháng với insulin. Trong khi đó, insulin là hormone giúp đưa glucose vào trong các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng.
Khi cơ thể bạn không có đủ lượng insulin, glucose sẽ không được tế bào sử dụng mà tồn đọng lại trong máu. Theo thời gian, lượng đường huyết dư thừa này sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi sát lượng đường trong máu để kịp thời điều chỉnh thói quen ăn, uống.
Vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì cho người bệnh tiểu đường? Khi tiến hành nghiên cứu về tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh lý này, các nhà khoa học nhận thấy thành phần của loại dược liệu này có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt. Cụ thể, nó giúp người bệnh giảm cân và không tăng chỉ số đường huyết. Những yếu tố này cho thấy đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm hữu ích cho người bệnh tiểu đường.
2.8. Đông trùng hạ thảo có tác dụng điều trị bệnh thận mãn tính
Bên cạnh khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đông trùng hạ thảo còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận mãn tính – một biến chứng phổ biến của tiểu đường.
Một đánh giá của 22 nghiên cứu thực hiện trên 1.746 người mắc bệnh thận mãn tính cho thấy, người bệnh được bổ sung đông trùng hạ thảo trong chế độ ăn uống có dấu hiệu cải thiện chức năng thận.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện chế phẩm từ loại dược liệu quý này có khả năng giảm creatinine huyết thanh, giảm protein niệu và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh thận như tăng huyết sắc tố và albumin huyết thanh.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo còn thể hiện trên một số vấn đề khác ở thận, cụ thể như:
- Tổn thương thận do một số loại thuốc khác sinh (nhiễm độc thận aminoglycoside). Người bệnh thường xuyên dùng thuốc kháng sinh sẽ làm tổn hại đến thận. Lúc này, chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có thể làm giảm tổn thương thận do kháng sinh gây ra.
- Tăng hiệu quả điều trị sau khi cấy ghép thận. Người bệnh vừa trải qua ca cấy ghép thận được dùng chiết xuất hoặc sản phẩm bào chế từ đông trùng hạ thảo liều thấp có thể nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, loại dược liệu này còn làm giảm nguy cơ bị suy yếu chức năng thận ở những người vừa cấy ghép thận.
Nhìn chung, đông trùng hạ thảo là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, để phát huy đúng tác dụng của đông trùng hạ thảo, bạn phải sử dụng vị thuốc này theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y. Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo mức độ an toàn hoặc không bị tương tác nếu đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác.
3. Cách dùng đông trùng hạ thảo tốt nhất
3.1. Dùng ăn trực tiếp
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất, áp dụng cho loại đông trùng hạ thảo khô. Cách ăn này giúp bạn có thể giúp tiếp nhận toàn bộ dưỡng chất có trong dược liệu này mà vẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh do sản phẩm đã được sơ chế, sấy khô và làm sạch nên bạn cứ an tâm mà sử dụng nhé.
Bạn chỉ cần lấy một lượng đông trùng hạ thảo khô vừa đủ ăn, ngâm 3 phút trong nước ấm khoảng 60 độ C là có thể thưởng thức được rồi. Hương vị của dược liệu này beo béo không quá khó ăn, với người vị giác tinh nhạy có thể cảm được hậu vị đắng nhẹ.
3.2. Pha trà
Bạn lấy 1.5 – 3gr dạng khô hoặc 3 – 5gr dạng tươi rồi cho vào ấm trà, thêm một ít nước sôi (80 – 100 độ C) vào 15 – 30 giây tráng sơ qua, rồi cho vào một lượng nước sôi vừa đủ, hãm trong vòng 30 phút và dùng khi còn ấm nóng.
Uống trà đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn từ đó giúp bạn tăng khả năng tập trung làm việc.
3.3. Ngâm rượu
Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị đau thắt lưng, cải thiện sinh lý với nam giới. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu theo 3 cách sau:
- Rượu trắng + đông trùng hạ thảo
- Rượu trắng + đông trùng hạ thảo + nhân sâm + dược liệu khác
- Rượu trắng + đông trùng hạ thảo + kỷ tử
Với cách 1, bạn ngâm 3 – 5gr đông trùng hạ thảo dạng khô hoặc 10 – 15gr dạng tươi với 0.75 – 1 lít rượu trắng (35% độ cồn) trong vòng 30 ngày là có thể dùng được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua rượu đông trùng hạ thảo được bán sẵn trên thị trường nhé. Bạn nên uống vào bữa trưa hoặc trước giờ ăn tối, mỗi ngày không nên uống quá 20ml rượu.
3.4. Ngâm mật ong
Ngâm 10 – 15gr loại tươi hoặc 3 – 5g loại khô với 0.75 – 1 lít mật ong nguyên chất trong 10 – 15 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày lấy 2/3 – 1 thìa canh hỗn hợp ngâm pha loãng với nước ấm, uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi ngủ.
Cách uống đông trùng hạ thảo ngâm mật ong rất phù hợp cho phái nữ để làm đẹp. Ngoài ra, với người bị mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho khan, ho có đờm,… dùng cũng sẽ cải thiện rất tốt, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.
4.5. Nấu ăn thông thường
Sử dụng để nấu cháo, bạn lấy 3 – 5gr đông trùng hạ thảo tươi cho vào. Không nên thêm trùng thảo vào lúc nấu vì sẽ làm mất tác dụng vốn có của nó.
Sử dụng để nấu các món cánh, bạn lấy 1.5 – 3gr dạng khô hoặc 3 – 5gr dạng tươi cho vào nồi, đun nhỏ lửa để hạn chế bị mất các chất dinh dưỡng.
Dùng canh hầm có đông trùng hạ thảo sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hoá, giúp khí huyết lưu thông, đau thắt lưng và đầu gối, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.
4. Các thông tin khác về đông trùng hạ thảo
Theo các cuốn sách cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và phế
4.1. Công dụng – chủ trị
Bổ phế, ích can, thận, bổ tinh tủy, bổ dưỡng tạng phủ, chỉ huyết, hóa đàm. Do vậy mà trong Đông y đông trùng hạ thảo được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm phế quản, ho lâu ngày, ho ra máu, hen suyễn, ho lao, bồi bổ cơ thể. Hoặc các bệnh về thận tinh như liệt dương, di tinh, tảo tiết, đau lưng, mỏi gối, có thể dùng dưới dạng bột.
4.2. Liều dùng – kiêng kỵ
Liều dùng: Ngày uống 6 – 12 g dùng với hình thức ngâm rượu uống.
Độ độc của thuốc hết sức thấp, với liều 5g/kg chuột bạch, chuột không có hiện tượng ngộ độc nào. Với liều 10 -20 kg thể trọng một phần chuột thí nghiệm bị chết, với liều 30 – 50g/kg thể trọng toàn số chuột thí nghiệm bị chết.
4.3. Ứng dụng lâm sàng
Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipit máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, Ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục.
Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng ĐTHT điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt.
Thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính:
Đông trùng hạ thảo 10 g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm khí quản mãn tính.
Thuốc bổ đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo 15 con. Vịt già một con, bỏ lông ruột cho sạch. Bổ đôi đầu vịt, cho đông trùng hạ thảo vào. Lấy dây gai buộc kín lại. Cài đầu vào bụng vịt rồi thêm mắm muối hầm như thường lệ, đem cho người ốm mới khỏi thân thể có hư yếu ăn. Người ta cho rằng ăn một con vịt như vậy cũng như uống 40g Nhân sâm.