Hải sâm không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Hải sâm luôn được xem là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Và hải sân cũng góp mặt vào trong danh sách các loại dược liệu trị bệnh tốt nhất. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến cả nhà khái quát về hải sâm, công dụng và cách chế biến mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Hải sâm là gì ?
Có thể bạn đã biết về hải sâm, nhưng những đặc điểm mình nhắc đến dưới đây có thể bạn chưa từng nghe qua. Cùng tham khảo nhé!
- Tên dược liệu: Hải sâm
- Tên gọi khác: Đỉa biển, sâm biển, dưa chuột biển, hải thử, nhâm sâm biển cả…
- Tên gọi theo khoa học: Stichopus japonicus Sel
- Dược liệu thuộc họ: Holothuroidea (Hải sâm)
1.1. Đặc điểm của hải sâm
Về đặc điểm hình dáng hải sâm cấu tạo theo dạng hình ống, bên ngoài có nhiều u, gai nhỏ sần sùi. Cơ thể chúng không có đầu đuôi phân biệt, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa là miệng, xung quanh miệng có nhiều tua nhỏ có tác dụng bắt thức ăn.
Khác với nhiều loài sinh vật khác hải sâm biển rất nhạy cảm với nhiệt độ của nước biển, khả năng chịu nóng kém. Vì thế hải sâm thường ngủ hè để tránh sự biến đổi nhiệt môi trường. Với đặc điểm đó, vào mùa hè, sâm biển thường nằm im dưới đáy biển và hầu như không ăn uống, bơi lội. Chúng sẽ hoạt động kiến ăn trở lại khi thời tiết chuyển sang thu.
Hải sân hay còn gọi là đỉa biển thường sống chui rúc trong bùn ở các đảo san hô, bờ đá, đá ngầm cát bùn. Nguồn thức ăn chính cả chúng là sinh vật tảo, vụn hữu cơ, trùng có lỗ, các loại ốc và trùng phóng xạ.
1.2. Phân loại các loại hải sâm
Bạn có biết tại Việt Nam, có đến hơn 50 loại hải sâm và chia thành ba loại chính. Mỗi loài có những đặc điểm riêng biệt khác nhau:
- Holothuria martensii L: Loại hải sâm này rất phổ biến tại Việt Nam, có khoảng 20 xúc tu và sống tập trung ở vùng nước dưới triều. Trong các loại đỉa biển hiện nay, Holothuria martensii L có giá trị kinh tế cao.
- Leptopentacta Typica: Kích thước của Leptopentacta Typica nhỏ hơn so với Holothuria martensii L, chỉ có khoảng 10 xúc tu. Loại sâm biển này thường được tìm kiếm nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ.
- Hải sâm chân ống: Loại này có hình dáng gần giống giun, sống ở vùng bùn cát, bùn nhuyễn có độ sâu từ 10m – 50m so với mực nước biển. Cũng bởi đặc tính này dân biển gặp nhiều khó khăn khi khai thác.
1.3. Nơi sinh sống
Hải sâm xuất hiện nhiều trên nước ta, sống chủ yếu ở vùng nước nông, có nhiều cát. Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm kiếm sinh vật này ở quần đảo và đảo như: Trường Sa, Hoàng Sa, Vũng Tàu, Phú Quốc…
Ngoài ra, hải sâm còn sinh sống ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…. Hải sâm đen, da nhiều gai, nhiều nhớt có giá trị dinh dưỡng cao. Ngược lại, loại không có gai thường ít được sử dụng bởi chất lượng kém.
1.4. Sơ chế hải sâm
Có 3 cách giúp chế biển hải sâm đúng chuẩn nhất được sử dụng từ trước đến nay.
- Ngâm sâm biển mềm, thái lát, phơi khô và xoay thành bột mịn để sử dụng dần.
- Sơ chế sạch sẽ rồi sử dụng hải sâm tươi, chế biến thành những món ăn.
- Làm sạch bằng nước muối, lộn sâm biển từ trong ra ngoài, sơ chế cẩn thận rồi đem phơi khô hoặc sấy. Khi sử dụng, ngâm dược liệu với nước cho mềm rồi thái mỏng, sao vàng cùng gạo nếp cho phồng vàng lên.
2. Tác dụng của sâm biển
Có thể rất rất nhiều người đã biết, sâm biển không chỉ là một món hải sản mà nó là một loại dược liệu tuyệt vời. Sâm biển vừa có thể sản xuất thành dược liệu đông y vừa có thể sản xuất thành dược liệu tây y.
2.1. Trong Đông y
Theo các ghi chép từ xưa, hải sâm có vị mặn, tính ấm và được quy vào hai kinh Thận, Tâm. Với tính vị đó, sử dụng dược liệu có tác dụng dưỡng huyết, ích tinh, nhuận táo, bổ thận. Chúng chủ trị các chứng bệnh như tinh huyết hư tổn, liệt dương, di tinh, táo bón, thiếu máu và tiểu tiện nhiều lần về đêm.
2.2. Trong Tây y
Những nghiên cứu khoa học cho thấy đỉa biển có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Hàm lượng protein có trong hải sâm cao gấp 5 lần so với thịt heo nạc là 3.5 lần so với thịt bò.
Ngoài ra, hải sâm trắng còn cung cấp nhiều loại axit amin như: acid glutamic, lysine, thinonine, isoleucine, proline, acid aspartic,…. cùng các loại vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe người dùng.
Và với những tác dụng tuyệt vời trong tây y, hải sâm có thể chế tạo các loại thuốc chữa trị:
- Ức chế các tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh: 2 loại saponin có trong hải sâm có tác dụng ức chế tế bào ung thư hiệu quả. Bởi vậy, đây là vị thuốc được sử dụng nhiều giúp ngăn ngừa những triệu chứng ung thư ở người trung niên và cao tuổi.
- Thuốc cường dương: Với hàm lượng nội tiết testosterone cao, nam giới khi sử dụng những món ăn và bài thuốc từ con hải sâm biển giúp tăng cường sinh lực. Đồng thời công dụng của hải sâm hỗ trợ tích cực trong việc điều trị một số bệnh lý như di tinh, chống xuất tinh sớm, suy giảm sinh lý…
- Có tác dụng đối với hệ tim mạch và hệ thần kinh: Thúc đẩy tuần hoàn máu, chống mệt mỏi cơ tim, tăng khả năng hấp thụ oxy và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh…
3. Cách chế biến hải sâm kèm bài thuốc Đông y hay
3.1. Hải sâm dùng để làm món gì ?
Một số món ăn từ hải sâm thường được chế biến như:
Cháo hải sâm
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, ngô, thịt xay, gừng, tỏi, hành lá, gạo nếp, gạo tẻ, nước dùng (có thể sử dụng nước ninh xương hoặc nước luộc gà) cùng các loại gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Ngô tẽ thành từng hạt rồi đun cả lõi, cả hạt cùng nước dùng để nước ngọt hơn.
- Đun khoảng 5 phút thì bỏ lõi ngô ra rồi kết hợp cho gạo tẻ, gạo nếp vào nấu cháo.
- Với đỉa biển, sơ chế sạch sẽ rồi ngâm với nước lạnh để giữ được độ giòn. Sau đó thái nhỏ và ướp cùng gừng, tỏi, gia vị trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.
- Thịt xay rang chín, nêm gia vị.
- Phi hành cho thơm rồi cho hải sâm vào đảo cùng. Khi cháo đã sôi và ninh nhừ thì cho sâm biển vào cùng cháo, khuấy đều tay rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa vặn.
- Thêm thịt xay vào nồi cháo, chờ khoảng 3 phút thì tắt bếp và thưởng thức.
Canh hải sâm
Nguyên liệu chuẩn bị: Hải sâm, nấm đông cô, cà rốt, rượu trắng, nước dùng thịt gà cùng các gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ sâm biển và ngâm với nước lạnh cho giữ lại độ giòn.
- Cắt hải sâm, nấm đông cô và cà rốt thành từng miếng vừa miệng ăn.
- Đập gừng tươi rồi phi thơm với dầu mè. Sau đó cho nguyên liệu chính và nấm đông cô vào đảo cùng.
- Nêm nếm gia vị cho vừa rồi cho nước dùng gà vào đun, thêm cà rốt, chờ khoảng 15 phút khi các nguyên liệu đã chín đều, nước dùng vừa vặn thì cho canh ra bát và thưởng thức.
Sâm biển tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, thuốc bắc, gừng tươi, rượu trắng và các loại gia vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch đỉa biển, ngâm cùng nước lạnh để giữ độ giòn.
- Nhúng sâm biển cùng nước sôi và vài lát gừng tươi để khử bớt mùi tanh rồi cho vào thố hấp.
- Đun một nồi nước sôi khác và cho thuốc bắc vào. Chờ khoảng 5 phút thì vớt thuốc ra, cho vào hấp cùng sâm biển.
- Nêm gia vị cho vừa, hấp cách thủy thuốc bắc với sâm biển trong khoảng 90 phút. Khi sử dụng, người dùng ăn hết cả nước và cái để có được nhiều dinh dưỡng nhất có thể.
3.2. Các bài thuốc đông y hay từ hải sâm
Chữa suy nhược thần kinh
Nguyên liệu chuẩn bị: Hải sâm khô và gạo nếp.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sâm biển, có thể ngâm chung với gừng để khử bớt mùi tanh của dược liệu.
- Thái lát sâm biển thành từng miếng vừa miệng ăn.
- Ninh nhừ cùng với gạo nếp, nêm gia vị cho vừa vặn.
Người bệnh nên sử dụng món ăn này liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được công dụng của dược liệu.
Điều trị đái tháo đường
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, trứng gà ta và tụy lợn.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ đỉa biển cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Đỉa biển thái thành từng lát cho vào bát, đập thêm trứng gà và cho tủy lợn vào cùng, nêm một chút gia vị cho vừa vặn.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên cho tới khi chín đều thì tắt bếp.
Sử dụng món ăn mỗi ngày một lần và áp dụng liên tục trong khoảng thời gian 1 tuần để thấy được hiệu quả sử dụng.
Chữa sinh lý yếu, liệt dương
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, thịt dê, thuốc bắc.
Cách thực hiện:
- Đỉa biển và thịt dê phải sơ chế sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn mùi khó chịu của nguyên liệu.
- Rửa sạch thuốc bắc rồi để ráo nước, cho vào nồi hầm cùng thịt dê và sâm biển.
- Nêm nếm gia vị cho vừa vặn và ninh cho tới khi các nguyên liệu chín nhừ thì tắt bếp và sử dụng.
Điều trị thiếu máu
Nguyên liệu chuẩn bị: Hải sâm khô và táo đỏ.
Cách thực hiện:
- Tán nhỏ táo đỏ và hải sâm, để lẫn các nguyên liệu với nhau.
- Sử dụng một thìa bột hòa cùng với nước ấm và sử dụng trực tiếp.
Mỗi ngày dùng hai lần và liên tục sử dụng trong thời gian dài để thuốc phát huy được hết tác dụng.
4. Những lưu ý khi sử dụng và chế biến dược liệu
Bất kể là thứ gì, tốt đến mấy nhưng nó vẫn phải cần có cách sử dụng đúng để tránh đi những tác dụng phụ không đáng có. Và hải sâm cũng không ngoại lệ, bạn hãy lưu ý những điểm đưới đây để sử dụng hải sâm đạt một hiệu quả tốt nhất.
- Không sử dụng các đơn thuốc có chứa dược liệu cam thảo với hải sâm. Hai vị thuốc này có thể có phản ứng với nhau và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Những đối tượng mắc bệnh viêm đại tràng, hoạt tinh, béo phì, tiêu chảy không nên sử dụng món ăn và bài thuốc từ sâm biển.
- Sau khi sử dụng đỉa biển, không nên ăn trái cây có chứa hoạt chất acid amin, có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu. Theo các chuyên gia, người bệnh nên ăn cách nhau khoảng thời gian 4 tiếng.
- Không nên uống trà ngay sau khi dùng sâm biển.
- Khi sơ chế hoặc chế biến đỉa biển, không dùng giấm, chúng có thể làm mất đi dược tính của dược liệu.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về liều lượng sử dụng để có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc về hải sâm, công dụng của hải sâm, cách chế biến hải sâm tốt nhất.